Thực phẩm nào giảm mỡ máu tốt?

 Rối loạn mỡ máu là căn bệnh phát triển thầm lặng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để ngăn ngừa và điều trị mỡ máu thì chế độ ăn uống là phương pháp được chỉ định đầu tiên. Vậy, thực phẩm nào giảm mỡ máu tốt không phải ai cũng nắm rõ, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!

Tìm hiểu về rối loạn mỡ máu là gì? 

Mỡ máu cao, rối loạn mỡ máu hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là hiện tượng chất béo trong cơ thể quá thấp hoặc quá cao so với bình thường. Đây là một bệnh lý ngày càng phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. 



Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu:

- Chế độ ăn uống thiếu khoa học

- Sử dụng các loại thuốc có thành phần làm tăng nồng độ triglyceride trong máu (thuốc estrogen, thuốc trị HIV...)

- Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình có những người gặp vấn đề về tim mạch và mỡ máu nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn. 

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến mỡ máu sẽ đọng lại thành mạch gây xơ vữa và các bệnh lý liên quan đến tim mạch gây suy tim, đột quỵ… 

Bởi vậy, bạn cần dùng thuốc để kiểm soát mỡ máu, đồng thời người bệnh cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. 

Một số thực phẩm giảm mỡ máu 

Giá đỗ

Giá đỗ giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể bởi đây là thực phẩm có hàm lượng vitamin và chất xơ dồi dào. Vì vậy, người mắc bệnh mỡ máu hãy thêm giá đỗ sống, luộc, hấp… vào thực đơn mỗi ngày để điều chỉnh mỡ máu trong cơ thể. 

Ngũ cốc

Ngoài giá đỗ, bạn cũng có thể thêm ngũ cốc vào khẩu phần ăn của mình, đây là nguồn thực phẩm giảm mỡ máu tuyệt vời. Ngũ cốc không những giúp giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong cơ thể,  mà còn dồi dào chất xơ giúp người bệnh có cảm giác no lâu, qua đó kiểm soát trọng lượng cơ thể. 



`Bởi vậy bạn nên bổ sung thêm các loại hạt như: hạt óc chó, hạnh nhân, yến mạch… vào bữa ăn. 

Chất béo bão hòa 

Các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật và cá có chứa nhiều axit béo bão hòa có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên duy trì ăn cá từ 2- 3 lần/ tuần, và thay thế dầu ăn động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc tự nhiên như: dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu oliu… thay thế các thức ăn chiên, xào bằng trộn salad… và không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. 



 Bổ sung chất xơ

Trái cây tươi là nguồn thực phẩm có lượng chất xơ dồi dào,  giúp đào thải cholesterol xấu trong cơ thể.

Đặc biệt trong táo đây được xem là thực phẩm “vàng” giảm mỡ máu, giúp loại hàm lượng cholesterol dư thừa, giúp bệnh mỡ máu được cải thiện tích cực. 

Ngoài ra, nấm hương và hành  tây cũng là 2 loại thực phẩm được chứng minh điều trị bệnh mỡ máu hiệu hiệu quả, với công dụng triệt tiêu cholesterol xấu và bổ sung cholesterol tốt cho sức khỏe.

Các loại rau có màu xanh đậm và các loại quả như: khoai tây nướng, quả bí, bông cải xanh, cà rốt, chà là, đậu lăng, đậu khô… là những loại thực phẩm  chứa lượng vitamin C cao có thể làm giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra rau xanh còn chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm hấp thu cholesterol ở đường ruột, từ đó làm giảm lượng cholesterol máu. 



Ăn các loại thịt trắng

Người mắc bệnh rối loạn mỡ máu nên sử dụng các loại thịt có màu trắng như, thịt gia cầm (gà, ngan, vịt,...)  có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ giúp cung cấp nguồn protein để cung cấp đầy đủ năng lượng, duy trì hoạt động sống của cơ thể. 

Uống nhiều nước

Mỗi ngày người bệnh rối loạn mỡ máu nên uống từ 4- 6 lý nước tương đương 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình bài tiết, đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. 

Một số lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm cho bệnh mỡ máu 

 Lựa chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn mỡ máu chủ yếu do hàm lượng cholesterol trong máu cao. Vì vậy khi lựa chọn thực phẩm bạn cần tránh các loại thức ăn như: óc, nội tạng gia súc, gan, cật… hạn chế ăn lòng đỏ trứng gà bởi đây là những thực phẩm giàu cholesterol.

Hạn chế ăn thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như: thịt trâu, thịt bò, thịt cừu, thịt mỡ, da của gia cầm và da động vật… là những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, vì vậy nên tránh những thực phẩm này có trong khẩu phần ăn của người bệnh rối loạn mỡ máu. 

Hạn chế ăn tối muộn

Người bệnh mỡ máu không nên ăn tối sau 7h, đây là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Ăn tối muộn khiến hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới xơ vữa động mạch. Vì vậy, người bệnh cần sắp xếp thời gian để ăn tối sớm, kết hợp cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể không bị tiêu hao. 

Trên đây là một số lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm nào giảm mỡ máu tốt và những lưu ý về chế độ dinh dưỡng. 

Vì sao nên chọn Nutri Ancan

Để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng mỡ máu, bạn có thể sử dụng thêm thực dưỡng miễn dịch Nutri Ancan được sản xuất trên công nghệ Nhật Bản với thành phần 100% từ thiên nhiên với gạo lứt huyết rồng nảy mầm, cùng các loại hạt ngũ cốc như: đậu Hà Lan, đậu đen, đậu đỏ, mè đen và hạt kê. Đặc biệt, trong thực dưỡng miễn dịch này có rất nhiều hoạt chất Beta Glucan. 



Thực dưỡng miễn dịch Nutri Ancan - giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh rối loạn mỡ máu.Nutri Ancan không chỉ đơn thuần cung cấp dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, mà còn tăng cường hệ miễn dịch. 

Đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho người mỡ máu cao bởi thực dưỡng miễn dịch cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cũng như năng lượng cho người bệnh trong suốt cả ngày, không tác dụng phụ, không chất tạo màu, không đường, mùi vị ngũ cốc thơm ngon. Đặc biệt, không chứa cholesterol, không chất béo chuyển hóa, không thành phần biến đổi gen. 


Hy vọng qua bài viết trên đã phần nào giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích trong việc nên lựa chọn thực phẩm giảm mỡ máu nào cũng như kiến thức để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng rối loạn mỡ máu,


Nhận xét