Ăn chay và ăn thực dưỡng khác nhau như thế nào?

Ăn chay và ăn thực dưỡng là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn, nhiều người đã lầm tưởng rằng ăn chay và ăn chay thực dưỡng là một. Tuy nhiên về quan điểm, triết lý sống thì đây là hai phạm trù khác biệt, để hiểu hơn về 2 khái niệm này, các bạn hãy đọc hết bài viết dưới đây!

Khái niệm về ăn chay và ăn chay thực dưỡng 

Đầu tiên là ăn chay, ăn chay là một trong những nội quy mà bất kỳ tăng ni phật tử nào cũng phải chấp hành, nó thể hiện quan điểm không sát sinh của đạo Phật. Ăn chay là không ăn thịt, cá, hải sản, động vật mà chỉ được ăn các loại rau củ quả, những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Còn ăn thực dưỡng là cách ăn uống, sinh hoạt đúng quy luật để cơ thể luôn khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt.

Khác với ăn chay đơn thuần, ăn thực dưỡng đòi hỏi người đi theo phương pháp này cần có ý chí kiên định, kiên nhẫn vì chế độ ăn thực dưỡng rất khắt khe. Ăn thực dưỡng theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa có đến 10 bài ăn uống từ -3 đến bài số 7. Với độ khó tăng dần.

các cấp độ của ăn chay thực dưỡng

Các cấp độ từ thấp đến cao của phương pháp ăn thực dưỡng Ohsawa

Trong ăn thực dưỡng bao gồm cả ăn chay thực dưỡng, ăn chay thực dưỡng là bài ăn từ số 3 đến bài ăn số 7. Gồm các loại thực phẩm như: canh súp, rau củ xào khô và hạt cốc (gạo lứt), muối mè. 100% Không chứa các loại thịt động vật. Đây là các bài ăn tuân thủ theo nguyên lý cân bằng âm dương của thực dưỡng Ohsawa.

>>> Xem thêm:

Ăn chay và ăn chay thực dưỡng khác nhau ở điểm gì?

Ăn chay đơn giản hơn ăn chay thực dưỡng bởi người ăn chay chỉ cần tuân thủ: không ăn các loại thịt động vật còn việc chế biến món ăn thì không cần phải chế biến theo quy định gì. Người ăn chay có thể thoải mái ăn gạo xát trắng, các món chiên xào, đồ ăn dầu mỡ,... Đồ chay cũng như đồ ăn mặn cũng rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, ăn chay cũng có thể sinh bệnh tật do thiếu các chất cân bằng âm dương trong thực phẩm.

so sánh ăn chay và ăn thực dưỡng

Ăn chay thực dưỡng gồm từ bài ăn số 3 đến bài ăn số 7, đây là cách ăn hợp với trật tự vũ trụ, giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bệnh về phổi hoặc dị ứng mè vừng thì nên thay muối bằng miso hoặc tekka miso.

Một điểm khác biệt nữa giữa ăn chay và ăn chay thực dưỡng đó là, ăn chay thực dưỡng sẽ yêu cầu người ăn theo phương pháp này cần dùng rau củ quả đúng mùa, không được ăn các loại thực phẩm trái cây, rau của quả trái mùa, rau quả bón và ngâm hóa chất, chất tăng trưởng, kháng sinh,... Mà nên ăn các loại thực phẩm canh tác hữu cơ, không chất bảo quản, hóa chất.

ăn chay và ăn thực dưỡng

Ngoài ra, ăn chay thực dưỡng còn khác với ăn chay thông thường đó là: ăn chay thực dưỡng sẽ lấy gạo lứt làm trung tâm, không ăn các loại gạo khác. Và phải tuân thủ theo đúng triết lý cân bằng âm dương trong thực phẩm. 

Giữa ăn chay thực dưỡng và ăn chay còn có sự khác biệt to lớn đó là mục đích. Nếu như ăn chay là để tránh sát sinh, tuân theo triết lý nhà Phật thì ăn chay thực dưỡng là để cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.

Tiên sinh Ohsawa tin rằng mọi bệnh tật đều xuất phát từ việc con người ăn uống quá mức dương hoặc quá mức âm, thiếu đi sự cân bằng của các dưỡng chất cho cơ thể và tự đẩy bản thân mình vào mệt mỏi, bệnh tật và yếu ớt. Vì vậy, khi ăn gạo lứt, ngũ cốc, những thức ăn không quá âm cũng không quá dương sẽ giúp cơ thể dần phục hồi, quay lại thế cân bằng, loại bỏ mọi độc tố trong cơ thể, từ đó giúp phòng và điều trị các bệnh sinh ra trong cơ thể.

Chính vì lẽ đó mà ăn chay thực dưỡng sẽ khó hơn ăn chay thông thường rất là nhiều. Vì thức ăn theo phương pháp thực dưỡng sẽ bị giới hạn, chế độ ăn bị giới hạn hơn và phải duy trì chế độ ăn này thường xuyên. Thời gian đầu cơ thể của bạn có thể bị giảm cân do cơ thể sẽ đào thải những độc tố, thức ăn mỡ thừa ra bên ngoài cơ thể.

Khi ăn chay thực dưỡng thì cần phải lưu ý những điều gì?

- Nên ăn các loại gạo thực phẩm thuộc vùng thổ nhưỡng khu vực ở, thực phẩm sạch.

- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm quá âm. Nếu đôi khi muốn dùng phải chế biến sao cho bớt âm (có thể thay luộc thành xào, hấp, chiên) hoặc phối hợp với một vài thực phẩm dương nhiều.

- Khi ăn phải nhai kỹ trên dưới 100 lần, nuốt một lần, miệng mím khi nhai để khỏi mất thần khí.

- Sau khi ăn buổi tối, phải sau 2 - 3 giờ mới nên đi ngủ để khỏi đầy bụng và tránh bị mộng mị.

Nhận xét